Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có ranh giới phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông là thung lũng sông Hồng, phía Đông Nam giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía Tây giáp Lào và phía Nam là dãy Bạch Mã.
Hãy cùng Nghe An Data phân tích đặc điểm các yếu tố tự nhiên như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, … của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ dưới đây nhé.
Đặc Điểm Chung miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
+ Hình thành do kết quả tác động tương hỗ của xứ địa tào Đông Dương và đới rừng gió mùa chí tuyến.
+ Là miền đồi núi cao nhất nước ta, với cấu trúc dải rất điển hình chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
+ Nét điển hình của khí hậu là sự suy yếu của gió mùa Đông Bắc trong mùa đông và chịu tác động mạnh mẽ của gió phơn Tây Nam trong mùa hè tạo nên một mùa mưa muộn hơn các vùng khác.
+ Rừng đã bị suy thoái nhiều,trong rừng xuất hiện nhiều loài nguồn gốc Ấn Độ-Mianma và phương Nam.
Đặc điểm về địa chất
+ Hoạt động địa tào ở đây rất điển hình, đây là một nhánh của địa máng lớn Tê Tít gọi là địa tào Đông Dương. Trong lòng địa tào có nhiều phức lồi xen kẽ với những phức lõm. Lịch sử phát triển của miền khá phức tạp:
✔ Nguyên sinh đại: hoạt động địa máng xen kẽ với hoạt động uốn nếp.
✔ Cổ sinh đại:
+ Hoạt động địa máng diễn ra không đồng đều đã phá hủy nền móng nguyên sinh và tạo nên một lớp trầm tích dày mà chủ yếu là trầm tích đá vôi.
+ Vận động tạo sơn Calêđôni tác động đến khu vực không mạnh.
+ Vận động tạo sơn Hecxini nâng toàn bộ địa máng Bắc Trường Sơn, phía Tây đứt gãy Điện Biên, đới Fanxipan.
✔ Trung sinh đại:
+ Hoạt động địa máng diễn ra mạnh nhất ở địa máng sông Đà.
+ Vận động Inđôxini làm toàn miền được nổi lên thành lục địa.
✔ Tân sinh đại: vận động nâng là chủ yếu nhưng với biên độ nâng không đều.Tây Bắc được nâng lên mạnh nhất.
Đặc điểm địa hình
+ Là miền đồi núi cao và phức tạp nhất nước ta với độ cao tuyệt đối từ 1500-2000m. Hình thái trẻ biểu hiện qua sườn dốc, đỉnh sắc nhọn, thung lũng sâu hẹp.
+ Hướng địa hình chủ yếu chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với cấu trúc dải điển hình. Ngoài ra có một số dãy đâm ngang ra biển theo hướng Tây – Đông.
+ Núi cao và trung bình chạy dọc theo biên giới, chia cắt sâu bởi những thung lũng sâu hẹp.Địa hình được nâng khá liên tục, tung lũng trẻ đào lòng dữ dội.
+ Núi ăn lan ra sát biển nên các đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp có nhiều đồi núi sót tạo nên những vách biển, đảo ven bờ.
Khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Mùa đông:
Do ảnh hưởng của bức chắn địa hình Hoàng Liên Sơn nên nhiệt độ cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ từ 2 đến 3ºC (nếu loại trừ ảnh hưởng của độ cao).
Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn, tần suất Fron lạnh cũng ít hơn MBĐB ( chỉ bằng 1/2). Số ngày mưa phùn ít.
Mùa hè:
Chịu ảnh hưởng mạnh của gió phơn Tây Nam nên thời tiết khô nóng hơn các miền khác. Nhiệt độ trung bình mùa hè thường cao hơn 30ºC.
Lượng mưa trung bình 1500 -2500mm, có sự phân hóa theo mùa và theo sườn. Do ảnh hưởng của gió Tây Nam mạnh nên ở Bắc Trung Bộ mùa mưa đẩy lùi sang thu đông. Lượng bốc hơi lớn nên tương quan nhiệt ẩm miền này kém hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Ngoài ra khí hậu còn có sự phân hóa theo đai cao rõ rệt. Miền này có nhiều đai cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ và lên tới 700m mới chuyển sang đai thứ 2 – do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn.
Đặc điểm thủy văn
Thủy văn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có một số đặc điểm chung như sau:
+ Sông ngòi dày đặc, mật độ TB là1,6km/km2 nhưng không đều.
+ Hướng chảy chính là Tây Bắc – Đông Nam. Ngoài ra còn chảy theo hướng Tây – Đông.
+ Sông ngòi trẻ: độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh.
+ Chế độ nước thay đổi theo mùa rõ rệt:
- Tây Bắc: mưa vào mùa hè trùng với mùa lũ, cực đại vào tháng 7.
- Bắc Trung Bộ: mùa lũ chậm dần vào thu đông,có lũ tiểu mãn vào tháng 5.
+ Hàm lượng phù sa của sông ngòi nhỏ (trừ sông Đà).
Đặc điểm thổ nhưỡng, sinh vật
✔ Thổ nhưỡng: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có nhiều loại đất khác nhau:
+ Đất feralit vàng đỏ có mùn trên núi ở độ cao từ 1000 – 1800m chiếm ưu thế.
+ Trên 1800m là đất mùn alit.
+ Đất feralit đỏ vàng.
+ Đất feralit đỏ nâu trên đá vôi.
+ Đất phù sa ở thung lũng sông, ở dải đồng bằng ven biển.
✔ Sinh vật: – Là vùng có đầy đủ các đai cao của nước ta.
+ Đai rừng chân núi: Cây họ dầu chiếm ưu thế
+ Đai rừng á nhiệt đới gió mùa trên núi có một số loài ít gặp ở nơi khác.
+ Đai rừng ôn đới trên núi gặp nhiều loại của Vân Nam – Hymalaya tới.
+ Rừng bị tàn phá nặng nề
✔ Động vật: Có nguồn gốc từ phương Nam và Vân Nam – Himalaya với nhiều loài đặc hữu.
Nét khác biệt của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ so với miền khác
☑ Hoạt động tân kiến tạo diễn ra mạnh mẽ với biên độ nâng lớn nhất nước ta.
☑ Có địa hình cao và hiểm trở nhất nước ta.
☑ Địa hình chạy theo cấu trúc dải điển hình thẳng tắp theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
☑ Khí hậu đặc biệt do địa hình tác động:
+ Mùa đông đến muộn, kết thúc sớm.
+ Chịu ảnh hưởng mạnh của gió phơn Tây Nam nên mùa hè rất khô nóng.
+ Mùa mưa chậm dần từ Tây Bắc đến Bắc Trung Bộ (mùa hè – thu đông).
+ Khu vực duy nhất có khí hậu ôn đới núi cao.
☑ Sông có độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác có giá trị thủy điện lớn. Mùa lũ của sông chậm dần từ TB – BTB (mùa hè-thu đông).
☑ Đất ở vùng núi cao có tầng mùn rất dày.
☑ Sự giao lưu các thành phần loài phong phú: phía Bắc xuống, phía Nam lên, phía Tây sang. Là vùng duy nhất có đầy đủ các đai rừng của nước ta. Rừng bị suy thoái nhiều.
Trên đây là bài phân tích đặc điểm chung cũng như các yếu tố tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ngắn gọn, dễ nhớ nhất. Hi vọng nó sẽ giúp bạn học tập tốt hơn môn địa lý.