Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với đặc điểm nổi bật là chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh nhất cả nước. Địa hình với các dãy núi hình vòng cung, đại bộ phận là đồng bằng và đồi núi thấp, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và là nơi tập trung nhiều nguồn tài nguyên có giá trị nhất nước ta.
Hãy cùng khám phá đặc điểm chung cũng như các đặc điểm yếu tố tự nhiên như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng – sinh vật của miền một cách dễ hiểu, chi tiết nhất.
Đặc điểm chung miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có vị trí được tính từ đứt gãy sông hồng về phía Đông Nam với ranh giới:
- Phía bắc:Là đường biên giới Việt –Trung
- Phía tây: dọc bờ phải thung lũng sông Hồng, sông Đáy.
- Phía Đông và Đông Nam: là bờ biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình.
Đặc điểm chung của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ gồm:
+Có cấu tạo địa chất của một miền nền (rìa nền Hoa Nam).
+ Có cấu trúc địa hình với các dãy núi hình vòng cung, đại bộ phận là đồng bằng và đồi núi thấp, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam.
+ Là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc của gió mùa Đông Bắc.
+ Tập trung nhiều nguồn tài nguyên có giá trị nhất nước ta. Đặc điểm các yếu tố tự nhiên.
Đặc điểm các yếu tố tự nhiên
Đặc điểm địa chất
Miền có 8 cấu trúc nham tướng: đới s.Hồng, s.Lô, s.Hiến, Hạ Lang, An Châu, Duyên hải, Cô Tô, vùng trũng Hà Nội. Mỗi đới có đặc điểm riêng:
Nguyên sinh đại:
+ Miền ở chế độ nền
+ Cuối nguyên sinh, hoạt động phá vỡ nền tảng lục địa.
Cổ sinh đại:
+ Cambri hạ: biển tiến tạo nên vùng trũng, vùng biển nông lắng đọng trầm tích đá vôi giả trứng cá
+ Cambri trung: nâng lên nhiều nơi => gián đoạn trầm tích
+ Cambri thượng: biển tiến mở rộng, trầm tích chủ yếu là cácbonat, lục nguyên
+ D1 chế độ biển tiến tiếp tục, kéo dài đến D3
+ Vận động Hexini cuối P toàn miền được nâng lên
Trung sinh:
Có hiện tượng “hồi sinh kiến tạo”
Tân sinh đại:
+ Quá trình san bằng và BBN kéo dài đến Mioxen
+ Làm toàn miền trẻ lại
+ Có những đứt gãy lớn
Đặc điểm địa hình
Do lịch sử địa chất & ngoại lực nên:
+ Tính chất miền đồi núi thấp độ cao TB 600m <1000m chiếm 90%DT, >1000m chiếm 10%.
+ Miền còn còn có các bề mặt san bằng cổ
+ Hướng nghiêng địa hình: TB – ĐN
+ Hướng địa hình: hướng vòng cung
+ Mạng lưới thung lũng dày đặc, đào lòng mạnh => nhiều hẻm vực ĐBBB là kv ĐH độc đáo: bằng phẳng, rộng, núi bao quanh.
Khí hậu
Do vị trí của miền cộng với đặc điểm địa hình và hướng địa hình nên đã tạo nét riêng biệt đặc sắc so với các miền còn lại. Địa hình nối tiếp miền Hoa Nam, hướng núi vòng cung xòe ra ở phía Bắc rồi chụm lại vùng Tam Đảo nên:
Mùa Đông:
+ Đây là miền chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với tính chất mạnh mẽ nhất và ít bị biến tính.
+ Tần suất front lạnh lớn, nhiệt độ thấp
+ Mức độ tác động của gió mùa Đông Bắc rất sâu sắc nên nhiệt độ thường dưới 0 độ C, xuất hiện sương muối, sương giá như tại Cao Bằng- lục Bình, Lục Ngạn-Sơn Động. So với những vùng có cùng độ cao thì khu Việt Bắc tính chất lạnh có giảm đi đôi chút do ảnh hưởng hướng địa hình.
+ Thời gian lạnh kéo dài 3 – 4 tháng.
Trong khi đó tại một số địa điểm ở Tây Bắc trên những vĩ độ tương đương thì tần suất Frônt cũng như nhiệt độ trung bình trong tháng 1 đều có sự khác biệt
Mùa Hè:
– Ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
– Ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam.
– Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn so với các vùng khác: Lạng Sơn: 21,2 0C so với: Lai Châu 230C, Cao Bằng: 21,6°C Thanh Hóa: 23,6°C, Móng Cái: 22,9°C, Đồng Hới: 24,6°C, Hà Nội : 22,5°C, Huế:25,2°C.
Lượng mưa:
Mùa mưa thường kéo dài khoảng sáu tháng (từ tháng 5 – 10). Mưa nhiều ở sường đón gió, mưa ít ở sườn khuất gió, mưa đều ở đồng bằng Bắc Bộ. Tương quan nhiệt ẩm k>1, 2 tháng khô.
Bão
Mùa bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 9 gây ra mưa lớn, lũ lụt…ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế – xã hội. Vì vậy cần có những biện pháp phòng chống lâu dài như trồng rừng, đắp đê….
Thủy văn
+ Có 5 hệ thống sông chính: sông Thao, Lô, Cầu – Thương- Lục Nam, Kì Cùng và các sông D.hải. Có mật độ sông dày đặc, Sông mang tính chất già. Hướng sông: vòng cung (trừ sông Thao, Chảy).
+ Chế độ nước phù hợp chế độ mưa: Sông nhiều nước, môđun lớn:TB 20- 30 l/s/km. Chế độ nước phân hoá theo mùa: mùa lũ 5- 10, mùa cạn tháng 11- 4
+ Sông có hàm lượng phù sa lớn & giá trị kinh tế lớn: Bồi đắp phù sa cho đồng bằng s.Hồng Tưới tiêu, giao thông, sinh hoạt, công nghiệp Thuỷ điện.
Thổ nhưỡng – sinh vật
Thổ nhưỡng
Quá trình phân giải đất yếu. Đặc điểm đất: giàu ôxít Fe, Al, nghèo bazơ, tầng mùn mỏng màu đen, xám sáng, khả năng trao đổi thấp. Chủ yếu là đất Feralít đỏ vàng (2,1 tr ha)
Đất phù sa: ở đồng bằng s.Hồng, diện tích khoảng 1,3 tr ha;Feralit trên đá vôi:diện tích khoảng 704.100 ha
Sinh Vật
– Liên quan sinh vật Hoa Nam nhưng có loài đặc hữu ưu thế
– Các hệ sinh thái: rừng rậm nhiệt đới, Gió mùa thường xanh, rừng á nhiệt đới, hệ sinh thái thuỷ sinh…
– Rừng bị tàn phá nhiều
Ngoài ra do các đặc điểm địa chất, địa hình… nên trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc đã tạo nên sự phân hóa thành các khu: Việt Bắc, Đông Bắc và khu đồng bằng Bắc Bộ với các đặc điểm khác biệt.
Để hiểu hơn về các đặc điểm cũng dễ dàng so sánh giữa các khu trong miền các bạn hãy xem qua các bài chi tiết dưới đây nhé:
- Đặc điểm khu Việt Bắc
- Đặc điểm khu Đông Bắc
- Khu đồng bằng Bắc Bộ
Trên đây là bài phân tích đặc điểm chung của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ cũng như các yếu tố tự nhiên của miền chi tiết và dễ hiểu nhất. Hi vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn thật nhiều.