Đồng bằng Bình Trị Thiên có ranh giới từ Nam đèo Ngang đến Bắc đèo Hải Vân. Sự hình thành đồng bằng có mối quan hệ mật thiết với Bắc Trường Sơn và biển, thể hiện rõ nguồn gốc là đồng bằng mài mòn bồi tụ.
Đặc điểm địa chất Đồng bằng Bình Trị Thiên
Sự hình thành đồng bằng có quan hệ mật thiết với Bắc Trường Sơn và biển, thể hiện rõ nguồn gốc là đồng bằng mài mòn bồi tụ.
+ Sự nâng lên từng đợt của đường bờ biển trong vận động Tân sinh, để lại các bậc thềm.
+ Sóng biển bồi cát vào chân thềm tạo nên các dải cồn cát, giữa các dải cồn cát là đầm, phá. Đầm, phá được lấp đầy phù sa sông suối, biển thành đồng bằng.Đồng bằng kém màu mỡ.
Địa hình Đồng bằng Bình Trị Thiên
Địa hình đồng bằng Bình Trị Thiên rất không bằng phẳng, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ hẹp.
+ Các đồi núi sót chia cắt đồng bằng thành từng ngăn hẹp. Núi ăn lan ra sát biển làm cho bờ biển cao, khúc khuỷu.
+ Trong chân núi là các đồi thấp cùng cấu trúc với Bắc Trường Sơn xen với đồi bán bình nguyên phù sa cũ.
+ Sát biển là các cồn cát, đụn cát.
+ Phía trong các cồn cát, đụn cát là các vùng trũng thấp (đầm, phá).
Khí hậu
Khu Bình Trị Thiên nằm trong á đới có mùa đông lạnh và khô rõ rệt. Đây là khu vực khí hậu chuyển tiếp giữa đới phía Bắc và phía Nam.
✔ Mùa đông: Khá ấm, đến chậm và kết thúc sớm. Nhiệt độ tháng lạnh nhất (tháng 1) >19°C, thời gian lạnh không quá 3 tháng
✔ Mùa hè: Chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam yếu hơn Đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, kéo dài từ tháng 4 – 10 với nhiệt độ trung bình lớn hơn 25°C.
✔ Chế độ mưa: Khu vực này có mùa mưa đến khá muộn nhưng mưa nhiều, lượng mưa trung bình lớn hơn 2000mm.
+ Mùa mưa từ tháng 8 – 12, cực đại vào tháng 9 – 10 trùng với mùa bão. Không có tháng khô, mưa ít nhất là tháng 2, 3, 4 với lượng mưa chỉ 120 – 200 mm.
+ Lượng bốc hơi cao từ 1100 – 1300 mm, nhất là vào những tháng có gió Tây Nam.
Thủy văn
Sông suối phát triển, mật độ sông ngòi từ 0,6 -1,85 km/km2, giảm dần từ Tây sang Đông. Sông thường nhỏ, ngắn và dốc mạnh, nước chảy xiết.
Có một số sông chính như: Sông Ròn, Bố Trạch, Kiến Giang, Bến Hải và sông Quảng Trị. Chế độ nước phân hóa theo mùa:
+ Mùa lũ: từ tháng 9–12, max là tháng 10, modul dòng chảy max đạt 6000-10000l/s/km2, lũ do mưa bão nên cường độ lớn.
+ Mùa cạn:từ tháng 1 – 7,8, kiệt nhất là tháng 6,7, hay bị xâm nhập của thủy triều vào sâu.
Thổ nhưỡng, Sinh vật
✔ Thổ nhưỡng:
Có các loại đất chính như đất cát biển, đất mặn, đất phèn, đất feralit vàng đỏ và đất phù sa thành phần cơ giới là cát pha.
✔ Sinh vật:
+ Rừng không đáng kể chủ yếu là thực bì thứ sinh.
+ Sát vùng đồi ở các bậc thềm trồng Bạch Đàn, Thông nhựa.
+ Các cồn cát, bãi cát trồng Phi lao, Keo lá tràm.
+ Sinh vật phong phú nhất là các đầm phá, chủ yếu là thủy sản.
- Bài quan trọng: Đặc điểm miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Với bài phân tích đặc điểm các yếu tố tự nhiên khu Đồng bằng Bình Trị Thiên ngắn gọn, dễ nhớ trên đây hi vọng sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Đừng quên truy cập Nghe An Data thường xuyên đễ cập nhật các bài viết mới nhé.