Chùa Từ Hiếu là một ngôi chùa cổ kính mang đậm nét kiến trúc cổ xưa ở cố đô Huế. Bên cạnh đó, nơi đây còn là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với cảnh đẹp thanh tịnh mà du khách không nên bỏ qua. Hãy cùng khám phá ngôi chùa qua bài viết này nhé.
Chùa Từ Hiếu ở đâu?
- Địa chỉ chùa Từ Hiếu Huế: Thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, TP. Huế
Ngôi chùa Từ Hiếu tọa lạc tại làng Dương Xuân, ẩn sâu trong một rừng thông rộng lớn. Người ta tin rằng đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Huế được xây dựng từ thời nhà Nguyễn vì thế nó có kiến trúc độc đáo và khác biệt.
Ngoài ra, ngôi chùa thu hút du khách bởi khung cảnh nên thơ cùng bầu không khí mát mẻ. Đặc biệt, ở đây bốn mùa đều có nét đẹp riêng nên bạn có thể ghé thăm tham quan bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, vào tháng 7 âm lịch hàng năm, nhiều phật tử trẻ đến chùa để làm lễ báo ơn cha mẹ trong mùa “Vu Lan báo hiếu” vì vậy bạn nên cân nhắc đến thăm chùa Từ Hiếu trong thời gian này.
Hướng dẫn đi đến chùa Từ Hiếu, Huế
Du khách có thể dễ dàng đến chùa Từ Hiếu bằng xe máy, ô tô hoặc taxi vì chùa chỉ cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km.
- Xe máy: Giá thuê khoảng 100.000 – 180.000vnđ/ngày tùy vào loại xe bạn chọn.
- Xe taxi: Phù hợp với nhóm du khách 3 – 5 người, giá khoảng 7000 – 15000vnđ/km. Bạn nên hỏi giá dịch vụ trước khi thuê, một số hãng taxi uy tín như Mai Linh, Taxi Thành Công, Tax Hoàng Sa…
Bạn có thể đi theo đường Điện Biên Phủ sau đó rẽ vào đường Lê Ngô Cát và đi tiếp cho tới khi thấy biển chỉ dẫn đến ngôi chùa. Xem vị trí trên google: tại đây.
Lịch sử hình thành chùa Từ Hiếu
Theo tài liệu thuyết minh chùa Từ Hiếu, có rất nhiều câu chuyện thú vị và thông tin lịch sử về sự hình thành của ngôi chùa mà nhiều du khách chưa biết.
Chùa Thủ Hiếu ban đầu chỉ là một Thảo Am nhỏ do tổ sư Nhất Định xây dựng nên sau một thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ già ở đây.
Chuyện kể rằng, ngày xưa khi mẹ tổ sư Nhất Định lâm trọng bệnh, ông thường xuyên chống gậy, vượt đường xa để bắt cá, mua thịt về chăm sóc mẹ. Khi những người dân thường thấy vậy liền kỳ thị ông và cho rằng người tu hành mà lại ăn mặn nhưng ông không quan tâm điều đó.
Câu chuyện truyền đến tai vua Tự Đức, bèn cử người đến điều tra và rất cảm động trước lòng hiếu thảo của ông với mẹ già. Vì vậy, năm 1848 nhà vua cho xây dựng, mở rộng thành chùa Từ Hiếu như hiện nay.
Về sau, chùa Từ Hiếu cũng là nơi được nhiều thái giám của triều đình chọn làm nơi an dưỡj, chùa còn được gọi với tên khác là chùa Thái Giám.
Tham Quan Chùa Từ Hiếu
Khám phá kiến trúc chùa Từ Hiếu
Là nơi gắn liền với lịch sử và những câu chuyện xúc động, kiến trúc độc đáo của chùa Từ Hiếu cũng là điều hấp dẫn du khách tới thăm.
Ngôi chùa được xây dựng vào thế kỷ 19 nên mang lối kiến trúc phong kiến khá rõ nét. Các hoa văn, rồng, phượng… đều được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo. Phần mái ngói, cột chùa cũng được thêm vào nhiều hình tượng biểu tượng tạo nên vẻ bên ngoài nổi bật nhất.
Bên cạnh đó, khung cảnh xung quanh chùa cũng rất đẹp với rừng thông xanh ngát và hồ nước trong vắt tạo cho du khách cảm giác yên bình, tĩnh lặng và thư thái. Nếu bạn là người yêu thiên nhiên và lịch sử thì không thể bỏ qua địa điểm du lịch độc đáo này.
Ghé thăm nghĩa trang của các vị thái giám triều Nguyễn
Nghĩa trang đặc biệt này nằm sau khuôn viên của ngôi chùa và là nơi an nghỉ của 24 vị thái giám của triều Nguyễn.
Tương truyền rằng, ngày xưa, thái giám Châu Phước Năng đã giúp đỡ thiền sư Nhất Định rất nhiều trong việc mở rộng chùa. Cảm động trước tấm lòng này, biết rằng sau khi về giá các thái giám trong triều đình thường không có nơi an nghỉ nên thiền sư Nhất Định đã kêu gọi các thái giám quyên góp để mở rộng chùa Từ Hiếu để về sau an dưỡng tuổi già.
Ngày nay, khi du khách đến thăm chùa Từ Hiếu sẽ thấy nghĩa trang với 24 ngôi mộ nằm phía sau. Khu đất này có diện tích lên tới 1000m2 và có tấm bảng ghi những đóng góp của các thái giám cho triều đình xưa.
Chùa Từ Hiếu ở Huế là điểm du lịch mang đến cho du khách những trải nghiệm khác biệt. Đến với nơi đây, bạn sẽ có cảm giác như được quay ngược thời gian trở về quá khứ bởi không gian cổ kính và đẹp nên thơ. Nếu có dịp du lịch Huế, hãy ghé thăm chùa và cảm nhận hết sự thanh tịnh, yên bình nơi